Càng béo càng yếu 'chuyện ấy', sự thật thế nào?
Ở Tây nguyên, không chỉ một số diện tích cà phê chết khô vì thiếu nước tưới do khô hạn kéo dài mà nhiều vườn cà phê cũng bị mất mùa vì thời tiết bất lợi. Nguồn cung cà phê sẽ đang khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài.Highlights VBA 2023: Saigon Heat thắng nghẹt thở trước Danang Dragons
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".
‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 45: Vừa chuyển đến chỗ trọ, Ngọc bị đòi nợ
Xuân Son trở về Nam Định để đón năm mới cùng gia đình, sau ngày mùng 6 âm lịch, Xuân Son dự kiến sẽ trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị phục hồi sau ca phẫu thuật.Trong những ngày ở Nam Định đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, Xuân Son cũng tuân thủ rất chặt chẽ các hướng dẫn của đội ngũ y tế bao gồm cả chế độ dinh dưỡng lẫn tập luyện. Anh hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các món giàu tinh bột. Anh cũng chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng tại nhà với các bài tập chân và gập bụng.Theo lộ trình phục hồi chức năng được các bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Vinmec đưa ra, quá trình hồi phục của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn. Hiện tại, sau gần 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, Xuân Son đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật, với mục tiêu chính là kiểm soát cơn đau, kích hoạt thần kinh cơ, phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thời gian khoảng một tháng sau phẫu thuật, có thể dự đoán rằng Xuân Son đang trong giai đoạn tăng cường tập phục hồi chức năng, bao gồm các bài tập hỗ trợ vận động, rèn luyện thể lực và kiểm soát quá trình liền xương.Trong giai đoạn này, Xuân Son sẽ được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa teo cơ. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng vết thương của anh được chữa lành một cách an toàn và hiệu quả.Sau giai đoạn đầu tiên, Xuân Son sẽ bước vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi, bao gồm: Giai đoạn 2 (tuần thứ 3 đến tuần thứ 6): Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tầm vận động. Đây là thời điểm Xuân Son sẽ bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho chân bị chấn thương, đồng thời duy trì thể lực toàn thân. Giai đoạn 3 (tháng thứ 2 đến tháng thứ 4): Tập trung vào việc cải thiện thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Xuân Son sẽ được tập luyện với cường độ cao hơn, bao gồm các bài tập thăng bằng và phối hợp để chuẩn bị cho việc trở lại sân cỏ.Giai đoạn 4 (tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Tập luyện với cường độ tối đa và kiểm tra phân tích vận động. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Xuân Son có thể trở lại thi đấu. Anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chấn thương đã hoàn toàn hồi phục và anh có đủ thể lực để thi đấu ở mức độ cao nhất.Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, Xuân Son có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác để anh trở lại thi đấu sẽ phụ thuộc vào kết quả của các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu trên các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để một cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau chấn thương tương tự. Điều này có nghĩa là, nếu không có bất kỳ sự cố nào trong quá trình phục hồi, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2025, tức là gần một năm sau chấn thương.Mục tiêu điều trị không chỉ là giúp Xuân Son trở lại thi đấu, mà còn đảm bảo anh có thể đạt lại phong độ như trước. Theo các chuyên gia của Vinmec, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cầu thủ; phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, ban huấn luyện và chính cầu thủ và các bài kiểm tra vận động và đánh giá tâm lý trước khi trở lại sân cỏ.Thực tế đã có nhiều cầu thủ Việt Nam hồi phục thành công sau chấn thương nghiêm trọng, như Lê Văn Xuân hay Chương Thị Kiều. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại với phong độ tốt nhất.Việc trở lại sân cỏ của Xuân Son không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, HLV, và người hâm mộ. Áp lực từ phía người hâm mộ và kỳ vọng của đội tuyển quốc gia là rất lớn, nhưng các bác sĩ tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, Xuân Son hoàn toàn có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước khi chấn thương.Với sự chăm sóc và hỗ trợ từ đội ngũ y tế hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ sau khoảng 9 tháng kể từ ngày phẫu thuật. Người hâm mộ có thể yên tâm rằng anh đang được điều trị trong điều kiện tốt nhất và sẽ sớm trở lại thi đấu để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB Nam Định.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
66 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Ấn Độ và Đắk Lắk
Ngày 6.2, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm củng cố và hoàn thiện hồ sơ về vụ chặt phá rừng ở khu vực tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp (H.Tuy Đức, Đắk Nông) để bàn giao cho cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo, ngày 20.1, Sở NN-PTNT nhận được báo cáo của Chi cục Kiểm lâm về việc phát hiện vụ khai thác rừng trái pháp luật dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp.Trước đó, ngày 16.1, Đội kiểm lâm cơ động và PCCR phối hợp Hạt Kiểm lâm liên H.Tuy Đức và H.Đắk R'lấp kiểm tra tại khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp thì phát hiện 1 xe máy cày độ chế đang vận chuyển lâm sản do anh Y Ngai Niê (19 tuổi, trú tại xã Ea M'DRóh, H.Cư M'gar, Đắk Lắk) điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, người này không xuất trình được hồ sơ hợp pháp với số lượng lâm sản đang vận chuyển. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ, đưa tang vật về Trạm kiểm lâm (xã Quảng Trực) để xử lý theo pháp luật. Qua đo đếm, lực lượng chức năng xác định lâm sản vận chuyển trên xe cày, gồm: 0,757 m3 và 4 Ster củi; Chủng loại SP, nhóm VII. Mở rộng hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gốc cây bị cắt hạ, cắt khúc, xếp thành đống; xác định có 569 gốc cây với đường kính 12 - 52 cm bị cắt hạ thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Vành đai biên giới quản lý. Khối lượng lâm sản còn sót lại, gồm: 32,623 m3 gỗ và 30,634 Ster củi (chủng loại Phượng rừng, Bồm bộp, Chò xót,… từ nhóm V - VII). Chi cục Kiểm lâm nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp điều tra, xử lý vụ phá rừng này. Hiện, lực lượng công an và kiểm lâm đã thực hiện lấy lời khai đối với 7 người liên quan đến vụ việc. Sở NT-PTNT Đắk Nông đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ, phối hợp lực lượng bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra. Đồng thời, đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật.